Với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới, với mục đích đưa triết lý Kaizen vào hoạt động của con người Việt Nam và đặc biệt với sự giúp đỡ của Viện Kaizen Toàn cầu cùng Viện Kaizen Việt Nam tổ chức khóa học "Cải tiến hệ thống quản lý" với nội dung được thiết kế chuyên biệt và duy nhất chỉ có tại Viện Kaizen Việt Nam: Cải tiến lãnh đạo (Kaizen Leadership), Cải tiến quản lý (Kaizen Management) và Cải tiến mỗi cá nhân (Kaizen Everyone).
Mô hình quản lý chất lượng toàn diện của Nhật Bản (Total Quality Management – TQM) cũng được nhiều nước trên thế giới đánh giá là một hệ thống quản lý chất lượng mang lại hiệu quả cao. Chính nhờ áp dụng thành công TQM mà chất lượng sản phẩm của Nhật sau vài thập niên từ yếu kém đã nâng lên một trình độ cao, có uy tín trên thế giới. Thành công của Nhật sau khi áp dụng TQM đã khiến cho các doanh nghiệp của nhiều nước tìm đến TQM và áp dụng TQM.
Để đạt công việc hiệu quả thì môi trường làm việc phải đạt chuẩn chất lượng. Cải tiến từng bước nhỏ nhất tại nơi làm việc, tác phong làm việc của mỗi cá nhân chính là góp phần đạt hiệu quả của toàn hệ thống công ty, nhà máy sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao chất lượng, sản phẩm hàng hóa. Việc áp dụng các công cụ nâng cao năng suất như 5s, Kaizen, 7 công cụ thống kê, lean, Kaizen,…là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ những khuyết tật (lỗi), giảm lãng phí không đáng có nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
“Học đi đôi với hành” là phương pháp giảng dạy thực tiễn đã được áp dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cần phải thêm một bước “cải tiến phương pháp giảng dạy”, nghĩa là người giảng dạy phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của người huấn luyện.
Trong hệ thống sản xuất, việc quản lý tất cả các công đoạn là quan trọng nhất để đảm bảo dòng sản xuất "trôi chảy" một cách hoàn hảo. Do đó, tất cả nhân viên vận hành sản xuất, đặc biệt là các nhà quản lý cần phải hiểu và áp dụng cách thức Quản lý dòng chảy toàn diện để cùng phối hợp thực hiện.
Bảo trì năng suất toàn diện - TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản. Sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. TPM được giới thiệu vào những năm 1950, khi các nhà máy tại Nhật Bản du nhập, nghiên cứu, áp dụng phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance - PM) từ Mỹ và khái niệm tự chủ bảo dưỡng (Autonomous Maintenance - AM), một yếu tố quan trọng của TPM cũng được xuất hiện từ đây.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Khi nói đến Cải tiến là họ nghĩ ngay đến việc thay đổi công nghệ, thay đổi máy móc thiết bị để cải tạo năng lực sản xuất. Và những việc này thường tiêu tốn rất nhiều chi phí mà quy mô cũng như vốn hay tiềm lực tài chính của doanh nghiệp lại hạn chế. Thế là họ gạt phắc đi suy nghĩ phải cải tiến, chấp nhận những hạn chế về chi phí cao cũng như năng lực cạnh tranh kém. Thực tế, Cải tiến chỉ đơn giản là làm cho mọi thứ "tốt hơn hiện tại" chủ yếu là dựa trên những nguồn lực sẵn có.