Dựa vào lý thuyết của Alvin Toffler xác định trình độ và sự hội nhập của Việt Nam trong ba làn sóng văn minh sẽ rất có ý nghĩa để định hướng phát triển tương lai của đất nước.
Làn sóng thứ nhất
Nền văn minh của làn sóng thứ nhất kéo dài nhiều ngàn năm đã và vẫn bất di bất dịch cột chặt con người vào đất đai.Bất kể ở địa phương nào, nói thứ ngôn ngữ gì, tôn giáo tín ngưỡng ra sao, nền văn minh ấy nhất nhất là sản phẩm nông nghiệp. Cho đến bây giờ vô số con người vẫn sinh ra rồi chết đi bằng cách đào xới mảnh đất rắn chắc y như cách thức của tổ tiên họ cách đây nhiều thế kỷ. Biểu trưng của nền văn minh này là cái cuốc
Làn sóng thứ hai
Làn sóng thứ hai - quyền lực công nghiệp (từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII kéo dài gần 300 năm) đã làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của hành tinh. Làn sóng thứ hai cung cấp lao động giá rẻ, tiến hành sản xuất hàng loạt. Biểu trưng của nền văn minh này là dây chuyền lắp ráp mô hình lớn.
Nguồn lực là đất đai lao động nguyên liệu và vốn (tiền).
Làn sóng thứ ba
Làn sóng thứ ba (kéo dài vài thập kỷ) với các nền kinh tế dựa vào bộ não con người. Phương thức sản xuất hàng loạt mà ta có thể coi gần như dấu hiệu đặc trưng của xã hội công nghiệp (làn sóng thứ hai), nay đã trở thành ngược dòng, lỗi thời. Nền sản xuất phi hàng loạt hóa ( khối lượng nhỏ, trong từng đợt ngắn, lượng khách hàng hạn hẹp) là lưỡi dao sắc bén của hoạt động chế tạo. Biểu trưng của nền văn hóa này là "máy tính điện tử" đang ngân lên tiếng ca ngợi một thế giới " không biên giới " và " ý thức hành tinh" toàn cầu hóa nền kinh tế.
Nguồn lực của làn sóng thứ ba là tri thức (dữ liệu, thông tin, hình ảnh, ký hiệu, văn hóa, hệ tư tưởng và giáo lý)
Alvin Toffler & Heidi Toffler
Tạo dựng một nền văn minh mới
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.