Indore là thành phố sạch nhất Ấn Độ, đứng đầu trong danh sách của một cuộc khảo sát quốc gia trong năm thứ ba liên tiếp. Một thành tích thật đáng nể khi chỉ vài năm trước đó, thành phố này chỉ đứng ở vị trí thứ 25.
Theo báo cáo Swachh Surveykshan, do Bộ Gia cư và Đô thị Ấn Độ công bố, xem xét 471 thị trấn và thành phố, chấm điểm cộng cho những khu vực cải thiện điều kiện vệ sinh bền vững, thu gom, vận chuyển, xử lý và loại bỏ rác thải.
Dọn rác đường phố
Nhiều thùng rác lớn trên các góc phố Indore, từng được chất hàng đống đầy rác thải sinh hoạt, tạo thành các bãi rác tạm bợ, để lâu đến mục rữa vì chờ đợi những chiếc xe thu gom rác không mấy thường xuyên đến. Các đống rác làm tăng mối lo ngại về sức khỏe và là một thỏi nam châm thu hút gia súc, chó hoang và côn trùng.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 2016 khi đoàn thể đô thị thành phố này đã loại bỏ các bãi rác và thực hiện một chương trình phân loại rác thải sinh hoạt nghiêm ngặt. Xe rác đi thu gom rác thải hàng ngày, đảm bảo đường phố không còn rác thải.
Một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng đã được triển khai để hướng dẫn người dân trách nhiệm quản lý rác thải và giúp họ thay đổi cách hành xử.
Mặc dù vậy, chương trình ban đầu đã gặp một số chống đối.
“Khi bắt đầu phân loại rác, 80% người dân sẽ không làm vậy”, Gautam Kaneria, một tài xế xe chở rác ở Indore, nói với IndiaSpend. “Chúng tôi sẽ giải thích cho họ lý do tại sao họ phải làm điều này và năn nỉ họ. Nếu mọi người liên tục đưa rác chưa được phân chia, chúng tôi sẽ cho người đến giám sát và phạt những hộ gia đình đó”.
Dọn dẹp sạch sẽ
Ngày nay, đường phố Indore, không có rác. Hầu hết rác thải được phân loại và hơn 450 xe chở rác đi thu gom rác từng nhà một hàng ngày và được theo dõi từ một phòng điều khiển trung tâm.
Chủ nhà bàn giao cả rác gila (ướt) và sukha (khô) trong các lô riêng biệt.
Những gì có thể được tái chế được bán cho các công ty tái chế và phần lớn những gì còn lại được sử dụng trong việc xây dựng đường. Chất thải hữu cơ được chuyển đổi thành các sản phẩm có thể sử dụng như phân trộn hoặc nhiên liệu.
Nhưng thành công của Indore lại không được như vậy ở tất cả các bang. Đối với nhiều thành phố ở đầu kia của bảng xếp hạng - chẳng hạn như Beed ở Maharashtra, Chennai ở Tamil Nadu và Agra ở Uttar Pradesh - quản lý rác thải vẫn là một thách thức.
Maharashtra tạo ra chất thải rắn nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào khác, theo số liệu được công bố vào tháng 11 năm 2017. Cả Tamil Nadu và Uttar Pradesh đều tạo ra rác thải gần gấp rưỡi so với Delhi.
Ấn Độ tạo ra khoảng 150.000 tấn chất thải rắn mỗi ngày - tương đương với 15.000 xe tải chở 10 tấn mỗi chiếc. Vấn đề ngày càng nặng nề hơn khi dân số đất nước này ngày một tăng: cứ mỗi 6 người trên hành tinh sống ở Ấn Độ, thì có một dân số tăng gấp đôi trong 40 năm qua.
Đến năm 2050, Ngân hàng Thế giới ước tính rác thải của Ấn Độ có thể lớn gấp 3,5 lần so với hiện nay và điều đó thể hiện xu hướng trên toàn cầu.
Gia tăng dân số nhanh chóng và di cư đô thị dự kiến sẽ tăng phát sinh rác thải hàng năm lên 3,4 tỷ tấn vào năm 2050, tăng 70% so với năm 2016.
Việc kinh doanh được dự đoán diễn ra bình thường. Nhưng nếu nhiều thành phố tuân theo sự lãnh đạo của Indore, và thay đổi cách quản lý rác thải của họ, vấn đề sẽ được giải quyết.