Mục tiêu của việc thiết lập hệ thống này là gì? Hệ thống này nhằm khuyến khích tối đa số lượng người lao động tham gia hoạt động đề xuất.
Thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tham gia 75% trong năm 1989 - con số điển hình của hệ thống đề xuất Nhật Bản, hệ thống góp ý Mỹ chỉ với tỷ lệ tham gia là 9%. Tỉ lệ ý kiến được sử dụng tại Nhật là 87% trong khi tại Mỹ chỉ là 32% . trong hệ thống đề xuất Nhật Bản hầu hết các đề xuất đều được sử dụng đánh giá và trao thưởng. Hệ thống ý kiến Mỹ có chọn lọc hơn với 2/3 số ý kiến không được sử dụng
Điều này cho thấy thực tế là hệ thống ý kiến phương Tây được tạo ra nhằm khuyến khích những ý kiến xuất sắc, có giá trị cao và do vậy sẽ được trao thưởng. Điều đó cũng giải thích vì sao hệ thống không yêu cầu số lượng đề xuất hoặc tỷ lệ tham gia cao.
Mặt khác trong hệ thống của Nhật, mỗi đề xuất hoặc ý kiến dù nhỏ cũng được hoan nghênh và thu thập cẩn thận vì họ cho rằng 1 đề xuất dù nhỏ cũng có giá trị giáo dục. Mỗi hệ thống có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Phương pháp Nhật Bản tạo ra một hệ thống làm hư hoặc nuông chiều nhân viên, không thể phủ nhận việc hệ thống ghi chú trọng giải thưởng cho sự tham gia của nhân viên, ngay khi phần thưởng đề xuất không hữu ích.
Với hệ thống đó, sẽ có những lời phàn nàn kiểu như: " Chỉ có trẻ con mới nghĩ ra những đề xuất kiểu này ! Nếu phải trao thưởng cho những đề xuất kiểu này thì liệu có phải chúng ta đang quản lý một trường mẫu giáo?" Rất nguy hiểm nếu hệ thống này gây lãng phí bằng cách trao thưởng cho cả những đề xuất vô ích. Thực tế chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng khả năng này trong hệ thống đề xuất Nhật Bản.
Hệ thống ý kiến phương Tây có vẻ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên sau khi đánh giá phần lớn các đề xuất bị từ chối vì không phù hợp, điều đó khiến người lao động nản lòng. Đây cũng giải thích tại sao đôi khi rất nhiều ý kiến hay bị bỏ qua và mọi người thường không quan tâm đến việc đưa ra ý kiến nữa. Thực tế đã xảy ra đúng như vậy