Một cuộc sống mới màu hồng hơn. Cảm ơn những cây nấm

23/09/2019
Một cuộc sống mới màu hồng hơn. Cảm ơn những cây nấm
Hội nghị thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc (The UN Climate Action Summit – 23/ 9) sẽ xem xét các hậu quả về xã hội và kinh tế của việc chuyển sang một nền kinh tế bền vững hơn. Nếu không có kế hoạch đúng đắn, hàng triệu sinh kế - đặc biệt là của những người lao động nghèo, dễ bị tổn thương – sẽ bị đe dọa. Một dự án ILO (International Labour Organization – Tổ chức Lao động quốc tế) ở Bangladesh đã đưa ra các chính sách phù hợp có thể bảo vệ môi trường, cải thiện cuộc sống của người lao động và thúc đẩy các nền kinh tế mới.
   DHAKA (Tin tức từ ILO) - Khi Fatema Akhter lên 10 tuổi, cha cô đã từ bỏ gia đình và kết hôn với một người phụ nữ khác. Chỉ còn một mình, mẹ cô không còn đủ khả năng để giữ Fatema ở trường. Gia đình đã phải xa nhau. Mẹ cô chuyển đến nhà họ hàng ở ngoại ô thủ đô Dhaka, nhưng không có chỗ cho Fatema, người mắc chứng bệnh bại não.

 
   Khi Fatema lên 15, mẹ cô đã từng dạy cô sử dụng máy may và may được những chiếc váy. Nhưng vì sức khỏe không tốt, việc đứng hay ngồi kể cả việc đi bộ quá lâu cũng rất khó cho cô ấy, vì vậy, hoàn tất được một bộ quần áo cũng mất tương đối thời gian. Việc may vá đã thu về cho cô ấy chỉ 1,000 BDT đến 1,500 BDT (11-17$) một tháng.
   Khi Fatema được nghe đề nghị đào tạo trồng nấm từ Hội từ thiện Access Bangladesh, cô ấy đã bị thu hút. Một công việc ít vốn đầu tư và yêu cầu thể chất phù hợp cho cô ấy.
   Khóa đào tạo này là một phần của Dự án Các kỹ năng làm việc và Năng suất Bangladesh (B-SEP), thành lập bởi Chính phủ Bangladesh, do Canada tài trợ và được ILO triển khai. Dự án đã làm việc với các đối tác địa phương để giúp các doanh nhân tạo việc làm xanh thông qua các kỹ năng và đào tạo doanh nghiệp, đồng thời cung cấp hạt giống và hỗ trợ marketing. Đặc biệt dành cho các nhóm có điểm bất lợi, kể cả người khuyết tật và người nghèo.
   Việc làm xanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với Bangladesh vì vùng đất trũng thấp khiến nước này trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu và môi trường. Hiện tại, quốc gia này xếp thứ 173 trên 180 trong Chỉ số Hiệu suất Môi trường toàn cầu (The Global Environmental Performance Index), được phát triển bởi Đại học Yale và Columbia, nơi đánh giá hiệu suất môi trường của các chính sách quốc gia.
   B-SEP đặc biệt chú ý đến việc tạo liên kết giữa các hoạt động công việc xanh khác nhau dọc theo chuỗi cung ứng xanh. Ví dụ, các thành viên có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội đã được hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động thu gom rác thải để họ cũng có thể sản xuất phân bón hữu cơ dưới dạng sản phẩm phụ. Phân bón này sau đó được bán cho các nhóm sản xuất thực phẩm và hạt giống an toàn. Các mối liên kết như vậy đã giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ và hỗ trợ sự bền vững của các hoạt động kinh doanh.
   Dự án cung cấp đào tạo trong sáu nghề nghiệp: sản xuất nấm, du lịch sinh thái, thực phẩm hữu cơ và sản xuất phân bón, thu gom và phân loại chất thải và kinh doanh chất thải vô cơ. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các hợp tác xã và quan hệ đối tác, bao gồm các liên kết tốt hơn với các cửa hàng bán lẻ để tăng nhu cầu về nấm.
   Cho đến nay, dự án này hoạt động khuyến khích các doanh nhân tạo việc làm xanh đã giúp khoảng 580 người, hơn một nửa trong số họ là phụ nữ.
Trong khóa học trồng nấm kéo dài ba tháng, Fatema đã tìm hiểu về lợi ích kinh tế, dinh dưỡng của việc sản xuất nấm và cách điều hành một doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, cô được cung cấp phôi nấm (để trồng nấm) và 15,000 BDT (177$) để xây dựng một ngôi nhà nấm. Access Bangladesh, một trong những đối tác địa phương của dự án, điều hành một hợp tác xã phát triển và phân phối sinh sản, thu thập nấm đã thu hoạch và bán cho các thị trường ở thủ đô Dhaka.
   Bây giờ đã 20 tuổi, Fatema vẫn kiếm được tiền từ nghề may và kết hợp với những gì trang trại nấm mang lại, điều này giúp cô có thu nhập trung bình hàng tháng là 7,000 BDT (82 $) - gấp hơn bốn lần thu nhập trước đây của cô.
   Vì yếu tố sức khỏe, cô vẫn phải phụ thuộc vào các thành viên trong gia đình, nhưng giờ cô đã có kỹ năng và thu nhập của chính mình. Điều đó giúp cô lần đầu tiên cảm nhận được mình là một thành viên bình đẳng trong gia đình.
   “Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã hỗ trợ chính phủ Bangladesh hơn một thập kỷ để thúc đẩy hệ thống các kỹ năng của đất nước này và giúp đẩy mạnh các kỹ năng xanh, cơ hội đào tạo”, Poutiainen nói, “Câu chuyện của Fatema là một ví dụ tuyệt vời về cách những người chơi khác nhau có thể kết hợp với nhau để tạo ra sự cân bằng bền vững giữa phúc lợi của người dân thường, sự thịnh vượng của quốc gia và tương lai của hành tinh chúng ta.
 
 
 
https://iloblog.org/
Back

Liên hệ

Họ và tên *
Email *
Công ty *
Lĩnh vực hoạt động*
Quốc gia*
Điện thoại
Nội dung*
Mã xác nhận

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Phone: 0356 60 63 65
Hotline: 0933 68 68 53
Email: [email protected]

Khách hàng

Form đăng ký