Phụ nữ là tác nhân chính của sự thay đổi và đóng vai trò chính trong việc xóa đói giảm nghèo.
Tại thị trấn Se-Qale, một nơi thôn dã bé nhỏ gần sa mạc Lut phía Đông Iran, Fatemeh Safarpour đã nuôi nấng các con của mình bằng tiệm bánh quy của cô ấy. Từ mục đích ban đầu là để trang trải cuộc sống, tiệm bánh nhỏ đó đã đem đến cơ hội làm việc cho những người phụ nữ trong thị trấn này, rất cảm ơn sự giúp đỡ của FAO và mọi người xung quanh cô.
18 tháng trước, cuộc sống của Fatemeh dường như bị đảo ngược khi chồng cô phá sản và để lại cô một mình chăm sóc ba đứa con. Không có việc làm đồng nghĩa với việc không có thu nhập, đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn với Fatemeh.
“Trước khi chồng tôi rời đi, tôi chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái, nhưng sau khi xảy ra chuyện, tôi nhất định phải kiếm tiền để nuôi các con”, Fatemeh nói.
Sau khi xem xét khả năng của mình và những gì có sẵn, cô kết luận rằng làm bánh quy truyền thống là lựa chọn khả thi nhất có thể tạo ra thu nhập cho cô lúc này – mặc dù cô vẫn còn e sợ không biết liệu mình có làm được hay không. May mắn thay, Fatemeh là một ứng viên hoàn hảo để nhận được hỗ trợ từ Quỹ phát triển cộng đồng bền vững (SCDF – Sustainable Community Development Fund), một thành phần của dự án Cải tạo Cảnh quan rừng và Đất thoái hóa (RFLDL – Rehabilitation of Fo.t Landscape and Degraded Land) của FAO.
Được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu và Chính phủ Iran, dự án RFLDL dựa trên cộng đồng dân cư và bền vững với môi trường. Mặc dù tên là như vậy nhưng dự án này không chỉ tập trung cải tạo đất và đất thoái hóa, nó còn thúc đẩy sinh kế có lợi cho môi trường. Người dân có thể chia sẻ kế hoạch của họ cho các doanh nghiệp mới và yêu cầu hỗ trợ tài chính từ SCDF địa phươn. Đặc biệt, dự án này khuyến khích phụ nữ nỗ lực theo đuổi các công việc xã hội và kinh tế.
Vẫn chưa chắc chắn về dự định, Fartemeh đã thử chia sẻ ý tưởng của mình với những người phụ nữ trong ủy ban quỹ phát triển cộng đồng địa phương.
“Nhận thấy ý tưởng của tôi khá là có triển vọng, những người phụ nữ thành viên của quỹ SCDF đã khuyến khích tôi mở tiệm bánh. Trước hết, tôi đã vay 10 000 000 IRR (khoảng 100 USD) từ ủy ban quỹ địa phương và bắt đầu công việc kinh doanh của mình với một lò nướng tại gia”. Fatemeh cho biết.
©FAO/Amir Khaleghiyan
Công việc kinh doanh đã có một khởi đầu tuyệt vời và cô sớm nhận ra rằng nếu muốn mở rộng quy mô kinh doanh hơn nữa, cô cần phải thực hiện một số thay đổi. Các kỹ thuật cô đang sử dụng quá tốn công sức và lò nướng lại quá nhỏ. Cô ấy đã yêu cầu sự trợ giúp từ RFLDL và họ đã giúp cô liên lạc với một người thụ hưởng khác, từ đó cô đã học cách sử dụng các công cụ và phương pháp chuyên nghiệp hơn.
“Chúng tôi đã sắp xếp cho cô ấy gặp một trong những người thụ hưởng có kinh nghiệm của chúng tôi ở làng Zangooyi - cách thị trấn Se-Qale 35 km - người đã thành lập một tiệm bánh tương tự ở đó”, ông Fatemeh Beheshti, người hỗ trợ địa phương cho chương trình RFLDL, cho biết. “Fatemeh đã học cách xây dựng một lò gạch mới và cải thiện kỹ thuật của mình trong việc chuẩn bị bột nhào”.
Lò mới của cô lớn hơn và kinh tế hơn hẳn. Nó giữ nhiệt lâu hơn, giúp giảm chi phí năng lượng. Lò nướng cũng có khả năng nướng bảy khay bánh cùng một lúc thay vì mỗi lần một khay. Nhờ những cải tiến này, hoạt động kinh doanh của Fatemeh đã tăng vọt. Cô thậm chí còn thuê hai người phụ nữ khác để giúp cô quản lý khối lượng công việc. Chính điều này đã giúp những phụ nữ khác kiếm được thu nhập.
“Với lò nướng này, và sự giúp đỡ của hai người phụ nữ, tôi có thể nướng hơn 50 kg bánh quy mỗi ngày, thu về 70% lợi nhuận. Không tính chi phí sản xuất, tôi có thể kiếm được khoảng 1 000 000 IRR (10 USD) mỗi ngày làm việc”, Fatemeh cho hay, “Cảm ơn Chúa, giờ tôi có thể hỗ trợ gia đình. Tôi thậm chí đang cân nhắc việc mở rộng tiệm bánh của mình, mua máy làm bánh mới và thuê thêm các chị em khác”.
©FAO/Amir Khaleghiyan
Ngày nay, trong mỗi cộng đồng nơi dự án đang hoạt động, phụ nữ hiện diện với sự mạnh mẽ, quyết đoán trong các ủy ban quỹ phát triển địa phương.
“Ban đầu, dường như các cộng đồng địa phương không muốn chấp nhận sự tham gia của phụ nữ trong các ủy ban địa phương do RFLDL thành lập”, ông Mohsen Yousefi, Giám đốc Dự án Tỉnh của RFLDL tại Nam Khorasan cho biết. “Tuy nhiên, giờ đây vai trò của phụ nữ đã thực sự được chấp nhận”.
“Trong làng Bostagh, gần một nửa số thành viên nòng cốt của ủy ban quỹ địa phương là phụ nữ”, ông Fatemeh Beheshti nói. “Ngoài ra, tại thị trấn Se-Qale, bạn có thể tìm thấy nhiều doanh nghiệp thành công do phụ nữ điều hành”.
Phụ nữ hoàn thành vai trò quan trọng trong cộng đồng và chuỗi giá trị nông sản, cho dù làm nông dân, người bán hàng trên thị trường, doanh nhân hay lãnh đạo cộng đồng. Các dự án của FAO cam kết hỗ trợ phụ nữ trên toàn thế giới đạt được tiềm năng của họ, vì họ và vì lợi ích của cộng đồng ở khắp mọi nơi. Đây là một phần của nỗ lực xóa bỏ bất bình đẳng giới, một phẩn của Mục tiêu phát triển bền vững 5 và đạt được một thế giới không có nghèo đói (SDG1) và đói (SDG2).